Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Vì tôi là con của mẹ



Mùa Vu lan năm nay chúng tôi có đọc một truyện ngắn của Dino Buzzati, do bạn Trương văn Dân dịch.

Nguyên tác thì chúng tôi chưa được biết, nhưng đọc bản dịch rất cảm động. Có lẽ đó là tâm trạng của những người con nhận ra rằng: "Nhưng tôi là một đứa con ích kỷ. Ích kỷ như tất cả mọi đứa con." Rồi thì mãi mãi sẽ là một nỗi đau thầm lặng trong tâm, cho nên chắc hẳn kiếp sau đứa con đó sẽ có hiếu hơn một chút, nhờ tâm trạng không nguôi này.

Thân mời các bạn đọc tại đây

Và chỉ còn gặp mẹ trong mơ

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Đường hạc bay

Chúng tôi xin giới thiệu tác phẩm Đường Hạc Bay



Chúng tôi được tác giả gởi tặng bản PDF tác phẩm ĐƯỜNG HẠC BAY các bạn đọc  TrangTu & JK.pdf



Giới thiệu về nội dung
"Triết Lý Trang Tử Và Krishnamurti ":
Cuốn sách về Trang Tử, người được mệnh danh là Triết gia Bướm, sống vào thế kỷ thú 4 TCN, và J.Krishnamurti, người cả cuộc đời sống chỉ để nói về con người đích thật. Con người được Trang Tử gọi là bậc chí nhân, đã vượt thời gian vươn tay đến cuộc sống mọi thời, đã biến Trang Tử thành một trong những triết gia vĩ đại nhất từ trước đến nay, và đã gặp gỡ con người đích thực của Krishnamurti.

Trang Tử được văn học sử Trung Quốc đánh giá là nhân vật đứng đầu trong sáu người tài hoa nhất nước. Điều nghịch lý là người Trung Quốc thường ngưỡng mộ Trang Tử qua những ánh văn tuyệt tác đầy thi vị của ông hơn là tư tưởng thâm sâu mà ông để lại, trong khi người nước ngoài lại chú ý nhiều đến triết lý của ông. Những tư liệu ghi lại thân thế của Trang Tử rất mơ hồ, có lẽ cũng mơ hồ và bềnh bồng như suy tư của ông.

"Có lần Trang Chu nằm mơ thấy mình là bướm, cảm thấy thích và bay lượn với thân bướm, không còn nhớ đến Chu nữa. Lát sau thức giấc, ngạc nhiên thấy mình lại là Chu, chẳng biết Chu nằm mộng hoá bướm hay bướm mộng làm Chu. Chu và bướm hẳn nhiên có phân biệt rồi, và chỗ phân biệt ấy gọi là sự chuyển biến của vạn vật".

Tất nhiên rất nhiều người Việt quen thuộc với tư tưởng của Trang và Lão đã từ hàng ngàn năm nay Tam giáo đã hoà quyện vào mọi ngõ ngách tâm thức của mọi người, dù trực tiếp tìm hiểu cặn kẽ hay gián tiếp thông qua nếp sinh hoạt của xã hội truyền thống. Trong khi Trang đã khiến thiên hạ từ Đông qua Tây tốn không biết bao nhiêu là giấy mực để bàn cãi, diễn giải từ hàng ngàn năm qua, thì Kirishnamurti chỉ cách xã hội ngày nay chưa đến một đời người. Trong khi giá trị của Trang không còn là điều phải bàn cãi trong nền văn hõc và triết học của nhân loại, thì Krishnamurti vẫn còn là một con người bí ẩn, chưa có một vị trí nào đáng kể trong công luận cũng như chưa có một vị trí nào đáng kể trong công luận cũng như một vị trí có tính cách học thuật. Vì thế bàn luận và đối chiếu về tư tưởng của hai vị này với nhau là một việc làm dường như khập khiểng và quá chủ quan. Tuy nhiên người viết vẫn mạnh dạn trình bày suy tưởng của mình, chỉ vì sự say mê và cảm hứng tràn ngập mỗi khi đọc lại lời hia vị này, chỉ vì trong lòng cháy bỏng một sự thôi thúc âm ỉ mấy mươi năm qua, có thể xem như tỏ lòng biết ơn hai tư tưởng lớn đã giúp người viết mở mắt trước sự hỗn mang và rối rắm của cuộc đời. Việc trình bày hai tư tưởng song song với nhau qua từng đoạn không có nghĩa là chúng giống nhau từng đôi một, hay đem suy tưởng này để mình hoạ cho tư tưởng kia, nhưng chỉ là một sự phóng bút ngẫu hứng của người viết, và do vậy tập sách này không phải là một công trình nghiên cứu để tham khảo.

Mời bạn đón đọc.